Thịt vịt là một trong những loại thực phẩm rất phổ biến trên bàn ăn của người Việt. Thịt vịt cũng là món khoái khẩu của rất nhiều người. Tuy nhiên, liệu bà bầu có nên ăn thịt vịt? Đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ, đặc biệt là các mẹ mới lần đầu mang thai. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này bạn nhé!
Nội dung tóm tắt
Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt
Thịt vịt có hàm lượng chất béo cao, rất giàu dinh dưỡng và vị ngon đậm đà. Chất béo trong thịt vịt là chất béo không bão hòa lành mạnh. Mỡ vịt nấu chín có thể được sử dụng như một chất thay thế cho bơ hoặc mỡ động vật dùng trong nấu nướng.
Chất béo
Thịt vịt chứa rất nhiều chất béo giữa da và thịt, nhưng nó lại không có chất béo xen kẽ khắp các cơ như thịt bò. Chất béo trong thịt vịt làm cho món ăn này nổi tiếng là nhiều béo.
Phần lớn chất béo trong thịt vịt là chất béo không bão hòa lành mạnh, bao gồm một lượng lớn chất béo không bão hòa đơn và sự kết hợp giữa axit béo omega-3 và omega-6. Ngay cả khi ăn da, hàm lượng chất béo của thịt vịt sẽ khác nhau tùy thuộc vào lượng mỡ tiết ra trong quá trình nấu. Ví dụ, một miếng ức vịt áp chảo trong 10 phút rồi nướng sẽ có ít chất béo hơn so với cùng một miếng vịt được áp chảo trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Chất đạm
Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu được không?
Thịt vịt cung cấp protein chất lượng cao với nhiều loại axit amin thiết yếu.
Vitamin và các khoáng chất
Thịt vịt có nhiều vi chất dinh dưỡng bao gồm: sắt, selen và một lượng nhỏ vitamin C, nhiều loại vitamin B, đặc biệt là vitamin B3 và B12 rất cao. Vitamin B3 đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi carbohydrate thành glucose, chuyển hóa chất béo và protein. B12 cần thiết cho chức năng thần kinh, hình thành hồng cầu và tổng hợp DNA.
Bà bầu ăn thịt vịt được không
Có nhiều tin đồn xung quanh chuyện bà bầu ăn thịt vịt nhưng theo khoa học thì bà bầu được ăn thịt vịt trong thời gian mang thai. Như trong tam cá nguyệt đầu tiên, khi bà bầu mệt mỏi vì ốm nghén, nôn mửa, kém ăn… thì thịt vịt là một món giúp bà bầu bồi bổ. Thịt vịt rất giàu protein, canxi, sắt, niacin, vitamin nhóm B, E… giúp ích cho sự phát triển của thai nhi và tốt cho cơ thể mẹ. Mẹ bầu bị phù thũng thì thịt vịt có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng hiệu quả.
Xem thêm: Bầu 3 tháng bị đau lưng phải làm sao?
Thịt vịt cũng tốt cho hệ tim mạch của mẹ và bé vì hàm lượng chất béo thấp và không làm tăng lượng cholesterol, tương tự như dầu oliu. Thịt vịt cũng giàu kali nên có thể điều hòa nhịp tim, ngừa chứng tăng huyết áp khi mang thai.
Thịt vịt chứa phốt pho, có lợi cho sự phát triển xương và răng của thai nhi, giảm khả năng con bị còi xương. Các protein và axit amin, nguyên tố vi lượng giúp bổ sung cho nhu cầu tăng cao của mẹ trong thai kỳ.
Những lưu ý khi ăn thịt vịt lúc mang thai
Tuyệt đối không nên ăn thịt vịt với mộc nhĩ, quả óc chó, cháo đậu hay thịt ba ba trong giai đoạn mang thai. Thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, còn thịt vịt lại chứa nhiều đạm nên khi được hấp thu cùng lúc thì rất dễ dẫn tới biến chất đạm và làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai nguyên liệu này. Mộc nhĩ đen có thể khiến cho tử cung co bóp, thu hẹo và dẫn đến sảy thai bất kỳ lúc nào.
Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu thì còn có những thực phẩm có hại, cụ thể là có những thực phẩm dễ gây sảy thai. Nếu như mẹ bầu không cẩn thận rất dễ dẫn đến kết quả đáng tiếc.
Thêm nữa, nếu thai phụ vừa bị cảm chưa khỏi hẳn thì cũng không nên ăn thịt vịt vì loại thực phẩm này có tính hàn không tốt cho người đang bị bệnh. Nên đợi bệnh khỏi hẳn rồi mới dùng thịt vịt để bồi bổ lại sức khỏe là tốt nhất. Không chỉ thịt vịt mà trứng vịt cũng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi mang thai thì cần lưu ý không nên ăn chung trứng vịt với thịt ba ba, quả dâu hay mận. Ngoài ra, tuyệt đối không chế biến trứng vịt cùng tỏi vì đây là món rất độc, dù là có mang thai hay không thì cũng đừng nên ăn.
Hi vọng rằng, thông qua những giải đáp thắc mắc vừa rồi đã giúp các bạn giải quyết được trăn trở bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt hay không. Chúc các mẹ luôn vui vẻ, khỏe mạnh.