Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh nội tiết do cơ thể thiếu hoặc không có insulin. Bệnh nhân tiểu đường cần duy trì một chế độ ăn hợp lý để có thể ổn định lượng đường trong máu, giảm liều thuốc cần sử dụng, giúp ngăn chặn và làm chậm những biến chứng của bệnh.

Những nguyên tắc chung về chế độ ăn

Theo chia sẻ của những chuyên gia sức khỏe trường Cao đẳng Y dược Hà Nội, chế độ ăn giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh lý này có thể điều trị bằng chế độ ăn trong trường hợp tiểu đường nhẹ, tiểu đường tiềm tàng hay kết hợp với những thuốc hạ đường huyết đối với những thể tiểu đường trung bình và nặng.

Nguyên tắc chung khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường là đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường.Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường.

Nhu cầu ăn của bệnh nhân phụ thuộc vào những yếu tố như tuổi, giới, loại công việc và  thể trạng. Nếu bệnh nhân ăn  thừa năng lượng hoặc thiếu năng lượng đều làm cho đường máu rơi vào vùng nguy hiểm.

Đặc biệt, chế độ ăn cũng cần phải cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng theomột tỷ lệ cân đối như  chất đạm chiếm 15-20% tổng năng lượng khẩu phần, chất béo chiếm 25-30%, chất đường bột  55-60%.

Bệnh nhân tiểu đường cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn vì nó có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Những thực phẩm này cũng làm giảm quá trình hấp thu đường vào máu, từ đó có tác dụng giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn. Một lưu ý nhỏ là khẩu phần ăn của người tiểu đường cần hạn chế muối.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (5-6 bữa/ngày) . Điều này góp phần khống chế đường huyết, hạn chế xảy ra tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và chống hạ đường huyết khi đói, nhất là với bệnh nhân có dùng thuốc hạ đường huyết. Chú ý ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều trong một bữa.Nên chế biến thức ăn dạng luộc và nấu chín, không rán, rang với mỡ, đặc biệt không được sử dụng rượi, bia, thuốc lá.

Nhóm thực phẩm bệnh nhân tiểu đường cần tránh

 Những phẩm cấm tuyệt đối tránh là chất ngọt . Đây được xem là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường. Chất ngọt làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Bạn cần tránh những thực phẩm như đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ… Có thể sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.

Khi sử dụng những thức ăn có tinh bột,nên sử dụng những loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ…, lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Nên sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Theo những những tin tức tư vấn, thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Thế nhưng, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Chính vì thế, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.

Rate this post