Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ. Do đó, bà bầu nên thực hiện việc ăn uống lành mạnh và khoa học.

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ nhất

Vào tháng đầu của thai kỳ, bạn sẽ bắt đầu có dấu hiệu ốm nghén. Lúc này, cơ thể thường xuyên có cảm giác buồn nôn, khó chịu ở bụng. Để vừa giảm nghén, vừa bổ sung đầy đủ dưỡng chất, bà bầu nên thực hiện chế độ ăn dưới đây:

  • Ăn nhẹ các thực phẩm giàu carbohydrate như bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô…
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 6 bữa mỗi ngày.
  • Sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa và uống sữa mỗi bữa
  • Bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu folic như rau xanh đậm, bánh mì, các loại đậu.

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2

Trong tháng thứ 2 của thai kỳ, bà bầu không nên ăn quá nhiều với quan niệm cần ăn gấp đôi để khỏe cho con. Thay vào đó, phụ nữ mang thai nên tuân theo chế độ dinh dưỡng sau:

  • Ăn đầy đủ nhóm thực phẩm thiết yếu như các loại ngũ cốc, bánh mì, rau củ và trái cây, sữa, thịt, các loại đậu.
  • Hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường.
  • Bổ sung canxi và A-xít folic

Kết quả hình ảnh cho Bà bầu không nên tăng cân quá nhanh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Bà bầu không nên tăng cân quá nhanh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 3

Theo chuyên gia dinh dưỡng Hoàng Mai Hoa, trường Cao đẳng y dược Sài Gòn, tới tháng thứ 3 của thai kỳ, các triệu chứng khó chịu của ốm nghén sẽ giảm đi, do đó thai phụ sẽ dễ dàng thực hiện chế độ ăn khoa học hơn.

Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu giai đoạn này như sau:

  • Ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Hạn chế các đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến.
  • Uống nhiều nước và sữa ít béo giàu canxi mỗi ngày.

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 4

Đến tháng thứ 4, bụng bầu đã dần xuất hiện. Đây cũng là giai đoạn bạn nên đảm bảo duy trì chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe bà bầu. Các chuyên gia khuyến cáo về về việc bổ sung dinh dưỡng như sau:

  • Bổ sung sắt cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu sắt như thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm… hoặc uống thuốc sắt nếu cần.
  • Bổ sung thêm vitamin C tự nhiên từ chanh, cam, dưa hấu…
  • Tuyệt đối không được nhịn ăn hoặc bỏ bữa.

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5

Cơ thể phụ nữ mang thai lúc này bắt đầu trở nên cồng kềnh hơn. Do đó, thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu cần đảm bảo:

  • Hạn chế lượng muối hấp thụ vào cơ thể
  • Uống nước thường xuyên, ít nhất 8 ly mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, giúp bụng bầu nhẹ nhàng hơn.
  • Bổ sung canxi bằng 2 ly sữa và 2 phần ăn từ chế phẩm sữa mỗi ngày.
  • Hạn chế đồ ngọt

Kết quả hình ảnh cho Mẹ bầu nên bổ sung nhiều nước để thanh lọc cơ thể

Mẹ bầu nên bổ sung nhiều nước để thanh lọc cơ thể

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6

Trong thai kỳ tháng thứ 6, phụ nữ mang thai nên:

  • Ăn các thực phẩm lành mạnh và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu
  • Bổ sung thực phẩm chứa carbohydrate nâu như yến mạch, gạo nâu…
  • Uống vitamin theo kê đơn của bác sĩ

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7

Giai đoạn này xuất hiện nhiều triệu chứng không tốt cho sức khỏe như ợ nóng, phù nề chân tay, táo bón, mệt mỏi và buồn ngủ. Để giảm các biểu hiện này, bà bầu cần:

  • Ăn nhẹ bổ dưỡng 3 giờ/lần. Hạn chế các thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ và cay.
  • Hạn chế natri từ muối trong thực phẩm đóng hộp, nước sốt, dưa chua, khoai tây chiên.
  • Bổ sung thêm nhiều chất xơ và uống nhiều nước.
  • Ăn nhiều thịt gà, thịt đỏ, các loại đậu, rau xanh và bổ sung vitamin C.

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 8

Ngoài những dinh dưỡng điều độ như những tháng trước, Omega-3 trong các loại hạt, quả óc chó, cá hồi… rất quan trọng trong thời kỳ này.

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 9

Ở tháng cuối này, mẹ bầu vẫn phải duy trì chế độ ăn uống đa dạng và dinh dưỡng.

  • Bổ sung nhiều canxi để giữ hệ xương chắc khỏe và nhiều sữa.
  • Uống nhiều nước, tránh ăn mặn.
  • Cố gắng không ăn đồ ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ.
  • Bổ sung sắt, Omega-3 và các vitamin khác.
  • Uống vitamin bổ sung theo toa bác sĩ kê.
  • Tránh ăn đồ sống, chưa chín, chưa tiệt trùng

Hy vọng những thông tin về sức khỏe trên sẽ giúp thai phụ đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Rate this post