Dinh dưỡng thai kỳ đối với bà bầu là vô cùng quan trọng. Trứng vịt lộn là một trong những loại thực phẩm có dinh dưỡng cao. Cùng giải đáp bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không qua bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Dinh dưỡng từ trứng vịt lộn

Trong một quả trứng vịt lộn chứa khoảng 182 kcal năng lượng, 13.6g protein, 12.4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol…Không những thế, hàm lượng vitamin A, B, C… trong trứng cũng chứa rất nhiều. Riêng lượng sắt trong trứng vịt lộn nhiều hơn trong trứng gà rất nhiều. Vì vậy, đối với mọi người đặc biệt là bà bầu thì trứng vịt lộn mang lại một giá trị dinh dưỡng vô cùng tốt.

Những lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối?

Khong-nen-an-trung-vao-buoi-toi
Không nên ăn trứng vào buổi tối

Xem ngay: bầu 3 tháng có được ăn mít không để biết câu trả lời

Vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong trứng vịt lộn khá cao nên ăn trứng vào chiều tối sẽ gây khó chịu, đầy bụng cho bà bầu. Tốt nhất, để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cả ngày thì các mẹ nên lựa chọn ăn trứng vào buổi sáng là tốt nhất.

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn ngải cứu?

Trong giai đoạn mang thai, bà bầu không nên ăn trứng vịt lộn ngải cứu trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ vì trong ngải cứu có những chất liên quan tới sự co bóp của tử cung. Bạn có thể bị sảy thai nếu sử dụng nhiều.

Những bà bầu đã có tiền sử sảy thai cũng không nên ăn món trứng vịt lộn ngải cứu này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng nếu không có tiền sử trên nhưng vẫn cần theo sự chỉ định của bác sĩ.

Bạn chỉ nên sử dụng từ 3-5 ngọn ngải cứu mỗi lần ăn và không nên ăn quá 3 lần/tuần mà thôi.

Hạn chế ăn rau răm, gừng

Ăn trứng vịt lộn thường không thể thiếu món rau răm trong bữa ăn. Nhưng nên nhớ rằng, rau răm có thể gây sảy thai, gừng sẽ làm lạnh bụng. Chính vì vậy, nếu các bạn có ăn thì chỉ nên dùng 1-2 miếng cho có thêm gia vị chứ đừng nên ăn nhiều nhé. Hơn nữa, khi mang bầu, để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi thì không nên ăn đồ mặn quá nhiều.

Khi ăn trứng vịt lộn, các bà bầu cần lưu ý rằng không nên ăn cùng lúc các loại thực phẩm chứa vitamin A hay các loại thuốc bổ sung vitamin… vì trong trứng đã chứa hàm lượng vitamin A rất lớn, nếu bổ sung thêm sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa, như vậy sẽ không tốt một chút nào.

Dinh dưỡng khi mang thai: 3 nguyên tắc cần nhớ

Trung-vit-lon-co-gia-tri-dinh-duong-cao
Trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng cao

Click ngay: bầu 3 tháng có được ăn ốc không để biết được thực hư

Trong thai kỳ, việc tăng cường dinh dưỡng rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu của bé yêu ngày càng lớn dần trong bụng. Tuy nhiên, để cho thai nhi phát triển toàn diện thì mẹ cần cân đối dinh dưỡng sao cho phù hợp nhất. Theo đó, mẹ bầu nên ghi nhớ các nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng như sau:

  • Nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm và ăn theo nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Nên tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho mẹ bầu như thực phẩm chưa nấu chín kỹ, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn không cần phải ăn quá nhiều, chủ yếu bổ sung thêm các loại vitamin và chất khoáng như axit folic, vitamin A, canxi, sắt… Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mỗi ngày nên tăng thêm khoảng 300 calo trong thực đơn dinh dưỡng.

Dinh dưỡng trong suốt thai kỳ đóng vai trò quan trọng, quyết định tới việc phát triển của em bé như thế nào, vì vậy việc tăng cường ăn các món ngon bổ dưỡng là cần thiết. Trứng vịt lộn là một trong số các món ăn giàu đạm và vitamin tốt cho thai kỳ, tuy nhiên cũng giống như bất kỳ loại thực phẩm nào, nếu ăn quá nhiều, liên tục sẽ gây ra tình trạng thừa chất này, thiếu chất kia gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều mà bạn cần ăn theo một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của mẹ và bé.

Trên đây là giải đáp bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không và những lưu ý quan trọng. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Rate this post