Trung Đông đang là một trong những “điểm nóng” trên thế giới với những căng thẳng và bất ổn về chính trị. Dựa vào những tư liệu và phân tích, bài viết xin chia sẻ nguyên nhân gây bất ổn , xung đột ở Trung Đông.

Trung Đông có vị trí địa lý quan trọng

Theo chia sẻ của những tin tức trên baomoi.com, Trung Đông được đánh giá là khu vực có vị trí địa lý mang tính chiến lược. Khu vực này bao gồm những quốc gia ở cả giữa hai châu A- Phi nên được xem là cầu nối giữa 2 lục địa.

Trung Đông được đánh giá là khu vực có vị trí địa lý mang tính chiến lược

Trung Đông là cửa ngõ để tiến vào khu vực Nam Á và vùng viễn Đông. Khu vực này cũng có thể thông thương với châu Âu qua Địa Trung Hải. Đây chính là lý do mà ngay từ thời cổ đại đều muốn khống chế và sở hữu khu vực này, xem nó là bàn đạp để xêm lấn những vùng đất khác. Từ thời cổ đại, đế chế Ba Tư đã đem quân đi chiếm đóng vùng đất quan trọng này. Tiếp đó là đế quốc La Mã, đế chế Mông Cổ, đế quốc Ottoman cũng đều tìm cách xâm chiếm và đô hộ khu vực này.

Đến thời điểm hiện tại, những cường quốc trên thế giới cũng luôn tìm cách áp đặt, “chen chân” vào khu vực chính trị quan trọng này. Đây là một trong những nguyên nhân khiến khu vực này luôn ở tình trạng bất ổn với những xung đột về chính trị.

Là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn

Tuy được phát hiện và sử dụng từ rất lâu nhưng đến thế kỷ 19, dầu mỏ trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu, được sử dụng trong những cuộc cách mạng công nghiệp, được sử dụng để vận hành động cơ đốt trong khiến dầu mỏ trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng. Cuộc cách mạng công nghiệp này đã khiến cho khu vực Trung Đông- rốn dầu của thế giới trở thành khu vực nhòm ngó của những nước đế quốc.

Theo những tin tức về khoáng sản, Trung Đông là khu vực có tài nguyên dầu mỏ phong phú với trữ lượng lớn. Một số thống kê của Cơ quan Năng lượng Mỹ và Tổ chức những nước Xuất khẩu dầu mỏ thì khu vực này chiếm đến ½ trữ lượng dầu mỏ của thế giới.  Một số chuyên gia cho rằng, trữ lượng dầu mỏ khu vực này đủ cho cả thế giới sử dụng trong khoảng 50 năm nữa. Chính vì thế, hiện tại và trong tương lai, Trung Đông vẫn sẽ là khu vực trọng địa của thế giới. Nguyên nhân là do đến thời điểm hiện tại, dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng chính không thể thay thế.

Đây cũng là quê hương của những tôn giáo lớn

Trung Đông được xem là vùng đất linh thiêng- thánh địa của những tôn giáo, nơi phát tích của những tôn giáo

Trung Đông là quê hương của những tôn giáo lớn trên thế giới như đạo Do Thái, Hồi Giáo, Thiên Chúa và một số tôn giáo khác như Yarsanism, Baha’I giáo.. Đặc biệt, Thiên chúa giáo và Hồi giáo là hai trong 3 tôn giáo lớn nhất thế giới với hàng tỉ tín đồ trên thế giới. Đây được xem là vùng đất linh thiêng- thánh địa của những tôn giáo, nơi phát tích của những tôn giáo.

Một vấn đề tôn giáo đang tồn tại tại Trung Đông đó là một số vùng đất trước kia là thủ phủ của tôn giáo này nhưng hiện nay lai là địa bàn của tôn giáo khác. Đây chĩnh là nguyên nhân diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp chủ quyền, gây nhiều thiệt hai cho những bên tham gia. Có thể thấy, xung đột tôn giáo là một vấn đề nan giải tại những quốc gia khu vực Trung Đông.

Theo chuyên viên nghiên cứu cấp cao của Trung tâm nghiên cứu Arab và Hồi giáo, một trong những những nguyên nhân gây bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đông là việc tăng cường bản sắc tôn giáo thay vì bản sắc nhà nước. Những quốc gia đang chìm trong tình trạng khủng hoảng với những mẫu thuẫn nội tại ngày một phát triển trong lĩnh vực tôn giáo và sắc tộc.

Rate this post