Ngạt mũi là một hiện tượng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh vào thời điểm giao mùa trong năm. Các bạn hãy áp dụng những cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh dưới đây để giảm thiểu tình trạng này nhé.
Nội dung tóm tắt
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng ngạt mũi ở trẻ sơ sinh
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh khá yếu nên dễ mắc phải một số bệnh về đường hô hấp. Phổ biến là hiện tượng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh do tiếp xúc với các chất kích thích dị ứng, nhiễm vi khuẩn hay sự thay đổi độ ẩm đột ngột trong môi trường sống. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.
Tình trạng ngạt mũi ở trẻ mức độ nhẹ thường đi kèm với các dấu hiệu khác như hắt hơi, chảy nước mũi, mũi đóng vảy, có đờm… Đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, ngạt mũi khiến trẻ khó bú, bú ngắt quãng và dễ bị sặc. Trong trường hợp bị ngạt mũi nặng, trẻ không biết khạc đờm ra sẽ khiến đờm khô cứng phía trong mũi gây khó thở và phải thở bằng miệng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh khác như ho khan, nôn mửa, khô tím môi, viêm họng… Khi chất nhầy gây ngạt mũi chảy xuống họng, trẻ sẽ ngứa rát cổ họng và sinh ra ho đờm.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi như:
- Cảm lạnh: Vào những ngày thời tiết lạnh giá, trẻ sơ sinh dễ gặp phải tình trạng ngạt mũi. Khi quan sát trẻ, nếu không đi kèm những dấu hiệu như nóng sốt, đau họng, thường xuyên hắt hơi thì cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, bởi đây chỉ là phản ứng bình thường của trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi.
- Dị ứng: Những dấu hiệu đặc trưng là sổ mũi, ngạt mũi, ngứa, hắt hơi và kèm theo tình trạng đỏ mắt hay đầu mũi.
- Cảm cúm: Bệnh này sẽ xuất hiện khi trẻ bị các vi-rút và vi khuẩn tấn công. Lúc này, cha mẹ sẽ thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, lạnh run, chán ăn, chóng mặt, đau ê các cơ, khó thở…
- Dị vật trong mũi: Ngoài những nguyên nhân bệnh lý trên, việc trẻ chơi rồi vô tình làm vướng những vật nhỏ trong mũi cũng là thủ phạm gây ra tình trạng ngạt mũi. Đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm mà cha mẹ cần lưu ý vì có thể gây khó thở, chảy nước và máu ở mũi , đau rát niêm mạc cho bé cưng.
2. Những cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh nhất
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất và được nhiều cha mẹ áp dụng nhất chính là dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi của trẻ. Bởi nước muối có tính kháng khuẩn tốt nên sẽ giúp đường thở của trẻ thông thoáng và dễ chịu hơn. Không chỉ nhanh chóng loại bỏ những dịch mũi, nước muối còn có tác dụng làm sạch và tiêu các loại vi khuẩn gây hại trên niêm mạc mũi.
Khi nhỏ nước muối sinh lý vào lỗ mũi của trẻ, các bạn cần lưu ý, chỉ giọt nhỏ cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, hãy xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng từ cả hai phía. Sau khi nhỏ xong một bên mũi, bạn nên lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn. Bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này từ 3 đến 5 lần cho con tùy thuộc vào mức độ nghẹt mũi của mỗi bé.
Xông hơi
Xông hơi là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà. Việc xông hơi sẽ làm thông mũi, giảm ho và giảm tức ngực và mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, mũi bé khi được tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy đã hình thành trong mũi.
Bạn có thể dùng hơi nước trong phòng tắm để khắc phục tình trạng nghẹt mũi cho bé. Đầu tiên, bạn xả nước nóng vào chậu, sau đó bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Ngoài ra, bạn cũng nên thêm ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt. Lưu ý, sức chịu đựng của trẻ sơ sinh còn khá yếu, do đó, bạn không nên để hơi nước quá nóng hay sử dụng thêm các dược thảo đậm mùi sẽ khiến trẻ khó thở. Áp dụng phương pháp này vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
Dụng cụ hút mũi
Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi hay nghẹt mũi, các mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi (dạng ống cao su hoặc dạng 2 vòi thông nhau) để loại bỏ hết dịch trong mũi của con. Việc hút mũi sạch sẽ giúp bé dễ thở, ăn và ngủ ngon hơn.
Bên cạnh ống hút mũi, bạn cũng nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý trước để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi của con. Sau khi sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và rửa qua nước sôi.
Sử dụng máy làm ẩm trong phòng
Việc làm ẩm không khí trong phòng sẽ giúp điều trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả hơn. Đặt một máy làm ẩm trong phòng sẽ giúp không khí ẩm hơn, giúp cho bé giảm ngạt mũi và gỉ mũi cũng tự động mềm ra. Tuy nhiên, các mẹ nên vệ sinh máy làm ẩm thường xuyên để tránh nấm mốc.
➤ Xem thêm: Một số cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân hiệu quả
3. Một số mẹo chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản
Dùng tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm có công dụng hữu hiệu trong việc chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Để giúp khí huyết của các trẻ lưu thông tốt hơn và cải thiện tình trạng ngạt mũi, bạn có thể xoa và day nhẹ một chút tinh dầu tràm vào huyệt dũng tuyền của bé. Đồng thời, bạn cũng nên thoa một ít tinh dầu lên phần ngực và lưng của bé. Cách làm này sẽ phát huy công dụng trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh một cách nhanh chóng và an toàn. Đây là một cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh vừa đơn giản vừa mang lại hiệu quả cao.
Chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng tỏi
Tỏi là một loại gia vị có nhiều công dụng chữa một số bệnh, đặc biệt là chữa nghẹt mũi do cảm cúm. Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh này rất đơn giản, đầu tiên, bạn hãy bóc tỏi sạch và đem giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó, bạn trộn nước cốt tỏi với dầu vừng theo tỷ lệ 1:1. Sau khi vệ sinh sạch sẽ mũi trẻ bằng nước muối thì lấy bông gòn thấm hỗn hợp tỏi và dầu vừng nhét vào mũi khoảng 15 phút.
Dùng tinh dầu hành tây
Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu hành tây, các bạn lấy 1/2 củ hành tây đem rửa sạch rồi cắt nhỏ hoặc giã nát để có nhiều tinh dầu hơn. Sau đó, bạn lấy 1 chiếc khăn mỏng buộc kín lượng hành đã giã lại rồi để gần mũi ngửi cho đến khi bé cảm thấy dễ thở hơn. Lưu ý, mùi hành tây rất khó chịu, do đó, các bạn nên cho bé ngửi trong thời gian ngắn và số lượng hành vừa phải. Không nên cho bé ngửi quá lâu và nên tránh để dính lên mắt vì sẽ khiến bé bị cay mắt.
Thoa dầu vào lòng bàn chân trẻ
Khi thấy trẻ có hiện tượng hắt hơi và sổ mũi, các bạn hãy dùng dầu khuynh diệp để xoa ngay vào lòng bàn chân bé để giữ ấm. Bạn xoa mỗi bên chân khoảng chừng 1 phút và sau đó đeo tất vào. Biện pháp này rất hiệu quả nhất là đối với trẻ sơ sinh.
Chườm nước nóng lên tai
Trước khi đi ngủ, bạn hãy lấy một chiếc khăn thấm nước nóng rồi đặt ở hai tai bé trong vòng khoảng 10-15 phút. Việc làm này sẽ giúp cho con giảm nghẹt mũi. Hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.
Massage mũi
Khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ khó thở hơn, do đó, mẹ cần massage cho trẻ bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc dùng 2 ngón trỏ vuốt dọc nhẹ nhàng 2 bên sống mũi. Mẹ thực hiện việc massage mũi nhiều lần cho trẻ sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
Trên đây là nguyên nhân cũng như một số cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản mà các mẹ nên áp dụng. Lưu ý, nếu triệu chứng nghẹt mũi không suy giảm, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.