Bà bầu ăn măng được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em đang mang thai. Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung tóm tắt
1. Giá trị dinh dưỡng của măng
Măng là một món ăn phổ biến ở nước ta và được bán dưới nhiều hình thức như măng khô, măng tươi và măng đóng hộp. Có nhiều món ăn ngon được chế biến từ măng như luộc, xào hay chế biến cùng các loại thực phẩm khác đều khá ngon miệng.
Măng tươi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ngoài 91% là nước, măng chứa protein, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali, phốt pho cùng những khoáng chất rất có ích cho sức khỏe. Cụ thể:
- Chất xơ: Hàm lượng chất xơ trong măng khá cao, chiếm 2,56%. Chất xơ cao trong măng giúp giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư hệ tiêu hóa.
- Chất chống oxy hóa: Chất Phytosterol trong măng hoạt động như một chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.
- Ít chất béo và đường: Lượng chất béo và đường có trong măng hầu như không đáng kể. Do đó, khi ăn măng sẽ không phải lo lắng vấn đề cân nặng hoặc nguy cơ tiểu đường.
- Các loại chất dinh dưỡng khác: Ngoài ra, măng còn chứa protein, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali và phốt pho. Đặc biệt, hàm lượng kali trong măng khá cao. Cứ 100g măng chứa khoảng 533 mg kali. Trong khi đó, theo nghiên cứu, những thực phẩm chứa tối thiểu 400 mg kali đã có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ.
2. Những lợi ích sức khỏe từ măng tươi
Giúp giảm cân
Măng chứa một lượng chất xơ lớn, không chỉ làm giảm lượng cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn duy trì hoạt động của đường ruột. Ăn măng giúp bạn thỏa mãn cơn đói. Trong măng cũng chứa lượng đường và calo không đáng kể. Với tỷ lệ carbohydrate thấp hơn so với các thực phẩm giàu chất xơ khác, măng chính là thực phẩm giúp giảm cân lý tưởng.
Tốt cho tim
Trong măng có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất như selen, kali có lợi cho tim. Bên cạnh đó, với lượng carbohydrate và đường thấp, măng chính là loại thực phẩm lý tưởng giúp phòng các bệnh tim mạch. Lượng chất xơ dồi dào trong măng giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Việc đào thải cholesterol dư thừa giúp thanh lọc động mạch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Chống ung thư
Măng tre có chứa chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và chất phytosterol tự nhiên, góp phần chống ung thư.
Tăng cường miễn dịch
Măng chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho các hoạt động trơn tru của cơ thể. Sự hiện diện của các vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E, và B giúp tăng cường chức năng miễn dịch.
Chống viêm
Măng tre còn có đặc tính chống viêm hiệu quả, làm giảm đau cũng như chữa lành vết loét. Bạn có thể luộc măng lên rồi ăn hoặc ép lấy nước và bôi trực tiếp lên vết thương để giảm viêm.
Chữa vấn đề dạ dày
Măng rất giàu chất xơ, do đó giúp làm mềm phân, chữa trị táo bón. Măng cũng chứa các chất khác giúp trị các vấn đề đường ruột và các vấn đề dạ dày.
3. Những người không nên ăn măng
Trẻ em
Axit oxalic trong măng tươi sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Do đó, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn măng để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Theo Đông y, măng là loại thực phẩm có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người mắc bệnh loét dạ dày và tráng tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, không nên ăn măng nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Người bị bệnh thận
Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Theo các chuyên gia khuyến cáo, măng tây và măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận.
Người bị bệnh gút
Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn uống vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, khiến bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.
➤ Xem thêm: Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh nhất
4. Bà bầu ăn măng được không?
Trong măng tươi có chứa rất nhiều vitamin và thành phần dưỡng chất có lợi đối với sức khỏe con người. Vậy bà bầu có được ăn măng không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng tươi lại là một loại thực phẩm mà các mẹ bầu cần hết sức thận trọng, thậm chí là tuyệt đối phải tránh xa ở những tháng đầu thai kỳ. Bởi ăn măng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bà bầu, thậm chí gây ngộ độc, tử vong.
Mặc dù hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận bà bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc, nhưng trên thực tế đã có không ít phụ nữ mang thai bị ngộ độc do ăn măng. Các triệu chứng ngộ độc thường gặp như đau đầu, đau bụng, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp…
Do đó, các bác sĩ khuyên khi phụ nữ có thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì không nên ăn măng nhất là măng tươi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả thai phụ và em bé. Bởi đây là giai đoạn bà bầu chưa thích nghi sự thay đổi của cơ thể cộng với việc bị các cơn ốm nghén hành, mệt mỏi.
5. Tác hại của măng đối với phụ nữ mang thai
Măng có nguy cơ gây ngộ độc thai kỳ
Trong măng tươi có chứa nhiều độc tố, đặc biệt là glucozit. Chất này khi vào trong dạ dày sẽ bị phân hủy dưới tác động của men tiêu hóa sinh ra acid cyanhydric dễ gây ngộ độc. Một số triệu chứng ngộ độc thường gặp như: đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp… Thậm chí nếu măng không được sơ chế kỹ lượng độc tố quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc nặng và có thể gây tử vong. Vì vậy các mẹ bầu nên thận trọng với loại thực phẩm này nhé.
Gây hiện tượng đầy bụng khi mang bầu
Trong măng tươi có 2.56 % thành phần là chất xơ, đây chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Đối phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, ăn măng có thể khiến tình trạng ợ hơi, đầy bụng trở lên trầm trọng, đặc biệt ở các mẹ đang bị ốm nghén.
Gây thiếu máu ở bà bầu
Trong thai kỳ, bà bầu cần phải thường xuyên bổ sung sắt cho cơ thể để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc ăn măng sẽ khiến bà bầu có nguy cơ bị thiếu sắt bởi trong măng có chứa chất hạn chế hình thành máu, từ đó gây ra tình trạng thiếu máu ở bà bầu. Ngoài ra, một loại chất độc khác trong măng gọi là cyanide, có tác dụng tiêu cực tới chuỗi hô hấp làm vô hiệu hóa enzym sắt. Nó làm người ăn bị thiếu oxy gây ra thiếu máu
6. Một số lưu ý khi bà bầu ăn măng
Chúng ta không thể phủ nhận rằng trong măng tươi có chứa một số chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu và thai nhi. Vì vậy, các bà bầu vẫn có thể ăn măng vào những tháng cuối thai kỳ và ăn với lượng cho phép. Để ăn măng an toàn, bà bầu cần ghi nhớ những vấn đề sau:
– Hàm lượng chất cyanide trong măng tươi khá cao. Do đó, khi ăn măng, bạn nên chú ý khâu chế biến để loại bỏ bớt lượng chất độc nguy hiểm này bằng cách ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn. Cụ thể, khi mua măng tươi về, cần rửa nhiều lần với nước sạch và ngâm muối một thời gian ngắn. Sau đó là luộc kỹ khoảng 3 lần mới nên ăn.
– Trong quá trình chế biến măng, bạn nên thường xuyên mở nắp để các độc tố trong măng bay đi. Đặc biệt, không nên sử dụng lại nước luộc măng, vì đa số chất độc thường đọng lại trong nước.
– Bà bầu chỉ nên ăn khoảng 2 bữa mỗi tháng, mỗi bữa khoảng 200 – 300g. Bởi, các trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng thường là do ăn món này quá nhiều.
Trên đây là những thông tin về lợi ích cũng như một số tác hại của măng đối với bà bầu, hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được nỗi băn khoăn bà bầu ăn măng được không. Đặc biệt là những lưu ý khi ăn măng tươi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình mang thai.