Nhiều người quan niệm rằng trong 3 tháng đầu mẹ bầu nên kiêng ăn một số loại hoa quả như nhãn, xoài, chôm chôm … bởi cho rằng chúng nóng, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và bé. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
1. Chôm chôm cung cấp dưỡng chất cho cơ thể
Phần thịt quả chôm chôm chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, đồng, mangan, các nguyên tố khoáng vi lượng như kali, calcium, sắt, chất béo tốt, phospho…đều là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ.
Xem thêm: Tác dụng của nước mía là gì? Bà bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không?
2. Ăn chôm chôm giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa
Chôm chôm giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa bởi chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, kích thích và làm tăng nhu động ruột, giảm bớt tình trạng táo bón.
Đồng thời, chôm chôm còn giúp tiêu diệt các ký sinh trùng đường ruột, ngăn ngừa nguy cơ ung thư ruột kết.
3. Chôm chôm thúc đẩy sức khỏe của hệ xương
Trong chôm chôm chứa hàm lượng lớn canxi, phốt pho, magie, kẽm có thể giúp củng cố và tăng cường sức khỏe của hệ xương, đồng thời cung cấp canxi để thai nhi phát triển.
4. Cung cấp chất sắt – Hạn chế nguy cơ thiếu máu thai kỳ
Bà bầu ăn chôm chôm sẽ giúp tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Đồng thời, vitamin C có trong chôm chôm cũng giúp quá trình hấp thụ đồng và sắt diễn ra tốt hơn, do đó cải thiện việc sản xuất các tế bào máu, hạn chế nguy cơ thiếu máu khi mang thai.
Click ngay: Bầu 3 tháng ăn ốc được không?
5. Kiểm soát huyết áp trong quá trình mang thai
Ăn chôm chôm có thể giúp kiểm soát huyết áp khi mang thai, giảm cholesterol, hỗ trợ lưu thông máu để giảm tình trạng sưng phù cơ thể mẹ dễ mắc phải vào cuối thai kỳ.
6. Ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn
Theo nghiên cứu, Axit gallic có trong chôm chôm có tác dụng “kì diệu” trong việc loại bỏ các gốc tự do và giúp bảo vệ cơ thể bạn từ vi khuẩn có hại và các nhiễm trùng khác. Đồng thời, có thể ngăn ngừa tình trạng ho, cảm cúm, nhức đầu, cảm lạnh ở bà bầu.
Ngoài ra, bà bầu ăn chôm chôm cũng có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các loại bệnh thường tấn công phụ nữ mang thai như sốt, nhức đầu, ho, cảm cúm và cảm lạnh.
7. Chôm chôm giúp bổ sung vitamin e giúp bảo vệ da và tóc cho mẹ và bé
Trong chôm chôm chưa lượng Vitamin C, vitamin E và lượng nước dồi dào giữ cho da dẻ mẹ bầu luôn mịn màng, mềm mại.
Hàm lượng dưỡng chất trong chôm chôm rất cần thiết cho quá trình nuôi dưỡng tóc, ngăn ngừa hiện tượng rụng tóc khi mẹ bầu thay đổi nội tiết tố cơ thể.
8. Lưu ý khi mẹ bầu ăn chôm chôm
Bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không? Chôm chôm có nhiều lợi ích tốt cho cơ thể. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Mẹ bầu cần lựa chọn nguồn thực phẩm sạch và an toàn. Trước khi ăn chôm chôm cần ngâm và rửa với nước muối loãng. Không nên dùng răng để bóc vỏ mà nên dùng dao để bổ giúp đảm bảo an toàn.
Lượng đường trong chôm chôm khá là cao, do đó khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh tiểu đường. Do đó không nên ăn quá nhiều một lúc.
Mùa chôm chôm kéo dài từ tháng 4 – tháng 6 âm lịch, do đó mẹ bầu nên ăn hoa quả đúng mùa sẽ tốt hơn.
Chôm chôm có tác dụng gì? bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không? Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn đọc.