Dứa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn truyền tai rằng ăn dứa trong giai đoạn thai kỳ có thể gây sảy thai. Vậy bầu 3 tháng cuối có được ăn dứa không?
Nội dung tóm tắt
1. Bầu 3 tháng cuối có được ăn dứa không?
Theo những chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g trái dứa có chứa 91,5g nước; 6,5g glucid; 15mg muối khoáng canxi; 17mg photpho; 0,5mg sắt; 0,08mg vitamin B1; 40mg beta carotene… Đồng thời, loại quả này rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan như pectin. Dứa cũng chứa bromelain – dưỡng chất có tác dụng chống viêm, chống đông máu và ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu khuyến cáo nên hạn chế ăn dứa. Nguyên nhân là do thành phần bromelain trong loại quả này có nguy cơ gây ra các cơn co thắt tử cung làm sảy thai, gây ra các chứng tiêu chảy, dị ứng ở bà bầu.
Bầu 3 tháng cuối có được ăn dứa không
Trên thực tế, theo nhiều chuyên gia, lượng bromelain trong một quả dứa hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai kỳ. Nếu ăn 7 – 10 trái dứa cùng một thời điểm mới dẫn đến nguy cơ co thắt tử cung.
Vậy bầu 3 tháng cuối có được ăn dứa không? Ở 3 tháng cuối thai kỳ, dứa là một trong những loại trái cây nằm trong danh sách bà bầu nên ăn để nhanh chuyển dạ, vượt cạn thành công. Những vitamin và dưỡng chất trong trái dứa cung cấp mẹ bầu nhiều năng lượng, tăng sức đề kháng. Lúc này, bromelain sẽ giúp làm mềm khung xương chậu để ca sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.
Chính vì thế, từ tuần thai thứ 38 trở đi bà bầu nên ăn dứa để hỗ trợ quá trình sinh nở. Bạn có thể ăn dứa tươi, uống nước ép dứa hoặc ăn các món ăn chế biến từ dứa (sườn heo sốt dứa, canh dứa mực, vịt om dứa…) để thay đổi khẩu vị.
2. Một số vấn đề mẹ bầu thường thắc mắc khi ăn dứa trong giai đoạn thai kỳ
-
Dứa có làm kích thích chuyển dạ không?
Thành phần của dứa có chứa bromelain. Viên uống có chứa bromelain không được khuyến nghị dùng khi đang mang thai bởi nó có thể phá vỡ protein trong cơ thể và dẫn đến chảy máu bất thường. Tuy nhiên, lượng bromelain trong một quả dứa không ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Trên thực tế, để gây ảnh hưởng đến thai kỳ, bạn phải ăn từ 7-10 trái dứa cùng một lúc, và điều này hầu như không thể xảy ra.
Vì vậy, bạn cần ăn dứa với mức độ vừa phải, như một trái cây sẽ không có tác động tiêu cực lên thai kỳ của bạn.
-
Nguy cơ của việc ăn dứa nhiều trong khi mang thai
Ăn dứa có thể không nguy hiểm hoặc không làm bạn sinh non, tuy nhiên, nếu sử dụng lượng dứa rất lớn (khoảng 7 – 10 quả cùng một lúc) có thể sẽ đem lại cho bạn ảnh hưởng không mong muốn như đã trao đổi ở trên.
Bạn cũng nên thận trọng nếu dạ dày của bạn nhạy cảm. Axit trong dứa có thể làm bạn bị ợ nóng hoặc trào ngược axit. Để đảm bảo an toàn, bạn nên ăn dứa với lượng vừa phải. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu bạn bị nghén nhiều như nôn hoặc ợ nóng, hãy rất hạn chế loại quả này.
Nguy cơ của việc ăn dứa nhiều trong khi mang thai
Nếu bạn không thường xuyên ăn dứa nhưng lại xuất hiện các triệu chứng dị ứng sau khi ăn dứa, bạn nên hỏi bác sỹ hoặc đi khám ngay. Các triệu chứng dị ứng bao gồm:
Ngứa hoặc sưng phù miệng ,phản ứng dị ứng trên da , khó thở như kiểu hen suyễn Ngạt mũi, chảy nước mũi. Những phản ứng này thường sẽ xuất hiện sau khi ăn dứa vài phút đến vài giờ. Bạn sẽ dễ bị dị ứng với dứa hơn nếu bạn cũng dị ứng với phấn hoa hoặc cao su.
-
Đưa dứa vào bữa ăn của như thế nào?
Mỗi trái dứa chứa hơn 100% lượng vitamin khuyến nghị bạn cần trong ngày. Dứa cũng là nguồn cung cấp rất tốt các chất sau:Folate ,Sắt ,Magie ,Mangan, Đồng Vitamin B6. Đây là những loại dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của em bé nói riêng và rất tốt cho sức khỏe của bạn nói chung.
Nếu bạn muốn bổ sung thêm dứa vào bữa ăn trong thai kỳ của bạn nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu, bạn có thể thêm dứa bằng rất nhiều cách:
Cắt các miếng dứa tươi và thêm vào món sữa chua để ăn sáng Chế biến dứa thành sinh tố Làm salad với dứa Làm kem dứa Kết hợp dứa với các món xào hoặc dùng để làm bánh pizza.
Như vậy, bầu 3 tháng cuối có được ăn dứa. Tuy nhiên, mẹ bầu nên sử dụng với lượng vừa phải để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.