Nhãn là loại trái cây bổ dưỡng, với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên loại cây này lại có tính nhiệt và có một số tác dụng không mong muốn khi ăn. Vậy bà bầu có được ăn nhãn không hay bà bầu ăn nhãn có sao không là những vấn đề được rất nhiều phụ nữ mang thai quan tâm. Để giải đáp thắc mắc trên, mọi người hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nội dung tóm tắt
1. Những thành phần dinh dưỡng trong quả nhãn
Nhãn hay còn gọi là long nhãn là loại trái cây nhiệt đới, có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Nhãn có họ hàng gần với vải, loại quả này cũng được xếp vào danh mục những loại quả quý và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ cung cấp một lượng nước và chất xơ dồi dào, nhãn còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi như vitamin A, C, kali, sắt, phốt-pho…
Trong Đông y, nhãn có tác dụng vị ngọt trợ hỏa (nóng). Quả nhãn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: chất béo, Tro, Saponin, Nitrogen, đường Saccarose, khoáng chất, vitamin A và vitamin C. Nhãn còn được sử dụng làm các bài thuốc Đông y nhằm bồi bổ cơ thể, dưỡng huyết an thần. Ví dụ như khi bị thiếu máu, thần kinh suy nhược có thể lấy nhãn, hạt sen và quả khiếm thực vào đun nhừ rồi ăn sẽ làm giảm tình trạng mệt mỏi, thiếu máu. Hoặc khi bị mất ngủ có thể đun nhãn với nước sôi để hỗ trợ điều trị
2. Những lợi ích từ quả nhãn đối với sức khỏe
Đối với người khỏe mạnh bình thường thì nhãn là loại trái cây bổ dưỡng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:
- Hạn chế tăng cân: Dù có tính ngọt nhưng nhãn là loại quả ít chất béo và calo nên đây là lựa chọn lành mạnh cho những người không muốn tăng cân nhanh. Đồng thời, nhãn chứa một lượng carbohydrate phức tạp giúp giảm bớt cảm giác thèm ăn, từ đó, giúp bạn quản lý cân nặng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ ăn nhãn với số lượng vừa phải, nếu ăn quá nhiều thì sẽ có tác dụng ngược lại.
- Ăn nhãn giúp ngăn ngừa loãng xương: Theo các nghiên cứu y học, xương của phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh mỏng và dễ gãy. Bên cạnh việc bổ sung canxi, vitamin D, ăn nhãn sẽ giúp đáp ứng được nhu cầu khoáng chất (đồng và magie) mà cơ thể cần để phòng tránh loãng xương.
- Tốt cho hệ thống miễn dịch: Trong quả nhãn có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào sẽ giúp cải thiện cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh như cảm lạnh, cúm và và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Loại quả này còn giúp cơ thể hấp thụ sắt trong máu, giúp phòng ngừa nguy cơ bị thiếu máu và giúp da khỏe mạnh hơn.
- Nhãn có khả năng chữa lành vết thương nhờ chứa chất chống oxy hóa và tăng tuổi thọ. Chất chống oxy hóa tự nhiên có đặc tính chống viêm, giảm các phản ứng do viêm nhiễm hiệu quả. Cùng với polyphenol, nhãn giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa các tế bào bị hư hại, giúp làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư.
- Quả nhãn còn được sử dụng trong y học cổ truyền giúp chữa các bệnh liên quan đến thần kinh, giảm viêm, giảm chứng mất ngủ… Long nhãn còn chứa chất chống trầm cảm rất tốt, vì vậy khi ăn loại trái cây này sẽ giúp dây thần kinh được thư giãn, giảm bớt khó chịu và mệt mỏi. Thành phần dinh dưỡng trong quả nhãn cụ thể là trong 100 gram nhãn chứa khoảng 169 mg đồng, giúp duy trì sức khỏe lớp vỏ bọc bên ngoài của các dây thần kinh và làm thư giãn cũng như tăng cường các chức năng hoạt động của não.
- Các dưỡng chất trong quả nhãn có lợi cho bệnh tim bằng cách giảm căng thẳng và mệt mỏi. Nó có hiệu quả kích thích lá lách, tăng tuần hoàn máu và mang lại cảm giác dễ chịu cho hệ thần kinh gần lá lách và tim. Ngoài ra, nhãn cũng làm giảm nguy cơ ngừng tim và đột quỵ.
- Ngoài ra, loại quả này còn có lợi cho da là tốt. Trong quả nhãn chứa các đặc tính chống lão hóa và đã được chứng minh để cải thiện sức khỏe của da. Quả này đặc biệt có lợi cho làn da mỏng manh gần mắt, giảm tình trạng bong tróc da, và cải thiện tông màu da. Bên cạnh đó, ăn nhãn cũng giúp bảo vệ răng và nướu răng.
3. Những điều cần lưu ý khi ăn quả nhãn
Nhãn có những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe là không thể phủ nhận, tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng nhãn không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Cần lưu ý một số điều sau:
Có thể gây động thai
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng – thực phẩm, phụ nữ mang thai có sức khỏe yếu, hay nóng trong người hoặc bị táo bón, miệng đắng, không nên ăn nhãn, đặc biệt khi mang thai đến tháng thứ 7 – 8. Ăn nhiều nhãn có thể gây nóng trong, đau bụng, chảy máu, thậm chí gây động thai, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi và bà mẹ.
Gây nóng trong
Cũng giống như các loại quả sầu riêng, vải, nhãn có tính nóng, nếu ăn quá nhiều nhãn vào mùa hè sẽ gây sinh nhiệt trong cơ thể, nóng trong, dễ bị khô rát cổ họng, nổi mụn trứng cá, nhiệt miệng, thậm chí chảy máu cam.
Tăng cân, đường huyết
Theo các chuyên gia, trong quả nhãn chứa hàm lượng đường khá cao, 300g nhãn cung cấp năng lượng tương đương 1,5 chén cơm. Do vậy, ăn nhiều nhãn có thể làm tăng lượng đường cho cơ thể, gây tăng cân. Với những người bình thường không sao, nhưng đối với những người thừa cân, béo phì hoặc muốn giảm cân nên hạn chế ăn nhãn.
Ngoài ra, ăn nhiều nhãn một lúc khiến cho tăng lượng đường trong máu đột ngột, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường không nên hoặc hạn chế ăn nhãn.
4. Bà bầu có được ăn nhãn không?
➤ Xem thêm: Bà bầu ăn mít được không?
Mặc dù quả nhãn có chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại lợi ích cho sức khỏe người bình thường nhưng với bà bầu cần phải cân nhắc khi ăn nhãn. Với nỗi băn khoăn bà bầu có nên ăn nhãn không? Thì câu trả lời là không.
Phụ nữ khi mang thai nên tránh ăn long nhãn trong tất cả các giai đoạn mang thai. Nguyên nhân là do nhãn lại là loại quả thuộc tính nóng, cùng với đó khi mang thai thân nhiệt của cơ thể người phụ nữ sẽ tăng lên, gây khó chịu bức bối. Loại quả này cũng được cho là có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi, gây đau bụng dưới và chảy máu âm đạo, động thai… khiến cho tình trạng mang thai bị nguy hiểm. Đặc biệt, bà bầu ăn nhãn nhiều trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non.
Thực tế, cho đến nay vẫn chưa có kết luận khoa học nghiên cứu nào về những tác hại của việc ăn nhãn khi mang thai. Tuy nhiên, theo Đông Y những người bị cao huyết áp, người bị tiểu đường và phụ nữ mang thai là những đối tượng không nên ăn nhiều nhãn. Ngoài ra vì có tính hỏa, thành phần dinh dưỡng nhiều nhưng chủ yếu là chất ngọt nhãn rất dễ làm phụ nữ mang thai nổi mụn, nóng nảy trong người. Lượng đường cao trong nhãn còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai phụ có tiền sử bị cao huyết áp, bị béo phì…
Những rủi ro khi bà bầu ăn nhãn là nhiều hơn so với vị ngọt ngào và lợi ích mà nó đem lại. Do đó, tốt hơn hết mẹ bầu nên tránh ăn quả nhãn.
5. Bà bầu lỡ ăn nhãn khi mang thai có sao không?
Bên cạnh thắc bà bầu ăn nhãn có tốt không hay bà bầu có nên ăn nhãn không thì một vấn đề nữa cũng được nhiều người quan tâm là lỡ ăn nhãn khi mang thai có sao không? Nếu bạn ăn ở mức độ vừa phải và theo dõi không có vấn đề gì với cơ thể thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm với sức khỏe thai kỳ của mình. Nếu bà bầu đã lỡ ăn nhãn thì nên chú ý theo dõi sức khỏe và cần đến gặp bác sĩ nếu nhận ra bất cứ dấu hiệu lạ nào không tốt với em bé trong bụng. Để đảm bảo cho thai kỳ được suôn sẻ, tốt hơn hết phụ nữ mang thai nên nói không với nhãn hoặc chỉ ăn với một lượng rất ít thôi nhé.
Bài viết trên đây đã chia sẻ về tác dụng, thành phần dinh dưỡng của nhãn. Qua đó, cũng đã giải đáp được thắc mắc của bà bầu có được ăn nhãn không? Hy vọng qua những thông tin trong bài viết các chị em phụ nữ và gia đình sẽ có thêm những kiến thức bổ ích hỗ trợ việc chăm sóc và sinh con cho các chị em phụ nữ.
Tổng hợp