Để bảo vệ chăm sóc cơ thể mọt cách toàn diện không thể không kể đến nhóm Vitamin bổ sung dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào. Sau đây là danh sách 10 vitamin cần thiết nhất cho cơ thể. Bảo vệ và chăm sóc một cơ thể khỏe mạnh là điều mà ai cũng nên làm.

Nội dung tóm tắt

1.Vitamin A

Vitamin A còn được gọi theo một cái tên khoa học là Retinol. Vitamin A có nhiều chức năng  quan trọng trong quá trình trao đổi chất của con người. Một số nghiên cứu cho biết thiếu Vitamin A gây ảnh hưởng trực tiếp đến xương, làm tăng nguy cơ loãng xương, dễ gây cứng xương, xốp xương ở người già.

Thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin một cách tốt nhất

2.Vitamin B1

Vitamin B1 hay còn gọi là Thiamin, có tác dụng hỗ trợ các nhóm Vitamin B khác giúp phá vỡ, giải phóng năng lượng từ thực phẩm. Điều đặc biệt là cơ thể không có khả năng tích trữ vitamin B1 vì thế bạn nên bổ sung vitamin B1 thông qua ăn những loại thức ăn như men bia, thịt lợn, các loại hạt, kiều mạch, lúa mỳ và các loại đậu.

3.Vitamin B2

Vitamin B2 (riboflavin) tốt cho mắt, da, hệ thần kinh, đồng thời giải phóng năng lượng cơ thể từ thực phẩm mà con người ăn vào. Ánh sáng trong tia cực tím gây phá hủy Vitamin B2 vì thế nên bảo quản thực phẩm ở nơi khô ráo thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.Vitamin B2 có trong nhóm thực phâm như thịt,cá trứng sữa…

Cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày

4.Vitamin B5

Vitamin B5 có tác dụng cải thiện trí nhớ, phục hồi sức khỏe sau ốm, giúp ổn định mạch máu và bảo vệ tim mạch. B5 có trong thịt gà, lòng đỏ trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa như phomat hoặc sữa lên men, gạo và các loại đậu… Tổ chức y tế thế giới WHO khuyên dùng từ 5mg mỗi ngày là cơ thê bổ sung đủ vitamin B5.

5.Vitamin B6

Vitamin B6 còn được gọi là pyridoxine, cho phép cơ thể sử dụng và lưu trữ năng lượng từ protein và carbohydrate trong thức ăn, đồng thời tạo hemoglobin trong các tế bào máu đỏ mang oxy đi khắp cơ thể.  Viện dinh dưỡng Việt Nam khuyến cáo bổ sung lượng Vitamin B6 mỗi ngày phù hợp nhất trong khoang 1,6 – 2 mg là đủ. Vượt quá ngưỡng này sẽ dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên.

6.Vitamin B12

B12 có nhiều chức năng quan trọng như bảo vệ hệ thống thần kinh, sản xuất axit folic, giải phóng năng lượng có trong thực phẩm. Thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến thiếu máu. B12 có nhiều trong thực phẩm như thịt , cá. trứng , sữa và không có trong các loại thực vật vì thế nhưng người ăn chay sẽ không nhận đủ vitamin B12.

7.Vitamin C

Axit ascorbic ( vitamin C) giúp tế bào khỏe mạnh, duy trì các mô liên kết, đồng thời chữa lành vết thương. Thiếu Vitamin C thường gây các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng. Vitamin C có tác dụng tốt cho da, tóc và móng tay, giúp cải thiện tâm trạng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Vitamin C có nhiều trong hoa quả như ổi, mâm xôi, kiwi…

8.Vitamin D

Vitamin D có nhiều trong thực phẩm như phomat, lòng đỏ trứng,cá, hải sản, khoai tây, thịt bò. Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương và giòn xương ở trẻ em, người lớn là chứng loãng xương. Bổ sung quá nhiều vitamin D gây tổn thương thận và làm mềm xương.

VitaminE có trong thực vật

  9.Vitamin E

Vitamin E có tác dụng giúp cơ thể trẻ trung, cải thiện tâm trạng, hồi phục nhanh, bảo vệ cơ thê trước tác động của môi trường. Khuyến cáo của các bác sĩ là chỉ nên bổ sung 30 – 50mg  là phù hợp cho cơ thể.

10.Vitamin K

Vitamin K cần thiết cho sự đông máu, giúp lành nhanh vết thương, kiểm soát quá trình đông máu, sản xuất lượng prothrombin cần thiết trong máu.Vitamin K có trong những thực phâm như cải bắp, súp lơ, cà rốt,cà chua…

 

Rate this post