Kì thi THPT Quốc gia 2018 đã diễn ra trong 2,5 ngày, từ ngày 25 đến ngày 27/6, thu hút hơn 925.700 thí sinh tham dự.Vậy đánh giá chung kì thi này đã đạt được và chưa đạt được những gì?

Một kì thi minh bạch, an toàn

Nhìn lại những ngày thi, có thể thấy Bộ Giáo dục đã nỗ lực thắt chặt kỷ luật phòng thi, phát hiện kịp thời những hành vi gian lận, đảm bảo tính nghiêm minh của kì thi. Bộ Giáo dục đã thành lập các đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra tất cả các khâu của kì thi THPT Quốc gia tại các địa phương, bao gồm hơn 4.000 cán bộ thanh tra tại 2.144 điểm thi và 11 đoàn thanh tra lưu động. Nhờ vậy, kì thi đã được đảm bảo diễn ra đúng kế hoạch, nghiêm túc, khách quan và đúng quy chế.

Kết quả hình ảnh cho Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 được thực hiện nghiêm ngặt

Kì thi THPT Quốc gia 2018 được thực hiện nghiêm ngặt

Dưới sự quan tâm sát sao của Chính phủ cũng như sự nỗ lực của Bộ Giáo dục, kì thi năm nay tiếp tục đạt mục tiêu gọn nhẹ, thiết thực và khách quan. Những năm trước, các trường phải huy động thêm cả sinh viên, học viên cao học đi coi thi vì thiếu giám thị thì năm nay, 100% giám thị đều là giảng viên đại học, cao đẳng, đảm bảo 50% cán bộ ở các điểm thi là giảng viên đại học.

Tình trạng ùn tắc giao thông tại các điểm thi cũng ít xảy ra tại các tuyến phố có cổng trường. Gia đình những thí sinh vùng sau, vùng xa cũng không còn phải tốn kém chi phí, công sức khăn gói quả mướp lên các trường đại học để thi như xưa.

Đề thi vẫn chưa đạt mục tiêu “2 trong 1”

Dù đạt thành công về mặt tổ chức, nhưng kì thi THPT Quốc gia 2018 vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là ở đề thi.

Thông qua tin tức liên quan đến đề thi, đề thi năm nay không còn gói gọn trong chương trình lớp 12 mà mở rộng cả kiến thức lớp 11. Trừ môn Văn thi tự luận, các môn còn lại đều thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Bộ Giáo dục khẳng định đề thi năm nay sẽ có độ phân hóa cao, cân đối 60-40 (60% câu hỏi là để xét tốt nghiệp và 40% câu hỏi để xét vào đại học), nhưng theo đánh giá chung, đề thi năm nay là tương đối dài và khó.

Đề Văn với câu nghị luận về sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước mang tính vĩ mô nhiều hơn. Câu cuối vận dụng cả tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” lớp 12 và “Hai đứa trẻ” lớp 11 quả thực rất khó với nhiều thí sinh. Đề Toán thì được cho là quá dài và khó. Nhiều giáo sư và giảng viên nhận định, khó mà hoàn thành được đề thi này trong thời gian 90 phút quy định. Phải chăng vì dư luận từ “cơn mưa điểm 10” của kì thi năm ngoái mà năm nay Bộ Giáo dục cho đề thật khó lên?

Kết quả hình ảnh cho Đề Toán khiến các giáo viên dạy Toán cũng phải đau đầu

Đề Toán khiến các giáo viên dạy Toán cũng phải đau đầu

Nhiều ý kiến cho rằng, với mục tiêu chính là để xét tốt nghiệp cho học sinh thì có cần thiết phải làm đề thi khó như vậy không hay Bộ chỉ đang chạy theo thỏa mãn dư luận? Thực tế việc đặt ra một đề thi thỏa mãn được yêu cầu “2 trong 1” là vô cùng khó khăn. Bộ nên có những thay đổi chừng mực để thực hiện đúng mục tiêu đề ra. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng 2 kì thi tốt nghiệp và đại học là khác nhau hoàn toàn, gộp vào một cách khiên cưỡng thì sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề.

Nhìn một cách tổng thể, kì thi năm nay về khâu tổ chức là đã đạt được như mong muốn. Nhưng đề thi vẫn chưa thỏa mãn được mục tiêu đề ra là để xét tốt nghiệp. Có lẽ Bộ Giáo dục sẽ cần nhiều sự thay đổi nữa trong quá trình thiết kế đề thi để đảm bảo kết quả thi hợp lý nhất.

Rate this post