Mít là loại quả ngon được nhiều chị em ưa thích. Khi lên cơn nghén, nhiều bà bầu cũng thấy thèm vị ngọt của mít. Thế nhưng bầu 3 tháng đầu có được ăn mít không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Nội dung tóm tắt

Lợi ích của việc ăn mít khi mang bầu 3 tháng đầu

Theo các chuyên gia, trong mít có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho phụ nữ mang thai như protein, chất xơ, đường, vitamin E, magie, sắt, vitamin B, niacin, riboflavin, axit folic, vitamin C… Do đó, khi có bầu chị em nên ăn mít để bổ sung thêm dinh dưỡng.

Dưới đây là một số lợi ích của việc ăn mít tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi:

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C trong mít giúp hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường, từ đó có thể ngăn chặn sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn để mẹ bầu tránh được những bệnh thông thường như cảm cúm, ho…

  • Giảm huyết áp

Đối với những bà bầu mắc chứng huyết áp cao, mít sẽ là trợ thủ đắc lực trong việc giảm huyết áp. Trong 100g mít có chứa khoảng 303mg kali, có tác dụng điều hòa huyết áp và ngăn ngừa các bệnh về tim hay đột quỵ.

Phụ nữ mang thai bị huyết áp cao nên ăn mít hàng ngày

Phụ nữ mang thai bị huyết áp cao nên ăn mít hàng ngày

  • Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp

Trong quá trình mang thai, hoocmon hCG gia tăng mạnh mẽ, khiến lượng hoocmon tuyến giáp trong máu cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng rối loạn tuyến giáp. Ăn mít thường xuyên sẽ giúp duy trì và cân bằng hoạt động của tuyến giáp và giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp ở phụ nữ mang thai.

  • Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu

Trong mít cũng chứa nguồn sắt dồi dào, giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai vẫn nên bổ sung sắt từ nguồn động vật bởi sắt từ thực vật luôn ít và khó hấp thu hơn.

  • Tăng cường hệ tiêu hóa

Mít chứa rất nhiều chất xơ, đủ đáp ứng 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày cho cơ thể. Chất dinh dưỡng này có tác dụng chống táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, loại bỏ màng nhầy ở ruột và ngăn ngừa viêm loét dạ dày, ung thư đại tràng.

Chất xơ trong mít giúp ngăn ngừa táo bón

Chất xơ trong mít giúp ngăn ngừa táo bón

  • Bảo vệ mắt và da

Vitamin A chứa trong mít giúp bà bầu bảo vệ mắt và da, đồng thời hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi, đặc biệt là tim, gan, phổi, mắt và hệ thần kinh trung ương.

  • Chắc khỏe xương

Bên cạnh canxi, magie cũng là dưỡng chất dồi dào có trong mít. Lượng magie này có tác dụng hỗ trợ hấp thụ canxi, từ đó ngăn ngừa loãng xương cho mẹ và phát triển xương cho bé.

>>> Tham khảo thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không? Và những điều cần lưu ý

Lưu ý khi ăn mít lúc mang bầu 3 tháng đầu

Bên cạnh những lợi ích trên, ăn mít cũng để lại nhiều tác dụng phụ cho bà bầu như: gây dị ứng, gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn máu nếu ăn quá nhiều, dễ mắc tiểu đường…

Do đó, mẹ bầu nếu vẫn muốn ăn mít trong thời gian đầu của thai kỳ thì nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Không nên ăn quá nhiều và thường xuyên mít bởi trong mít chứa nhiều chất xơ và đường. Đây vừa là tác dụng vừa là tác hại nếu bà bầu không biết điều chỉnh và tính toán hàm lượng phù hợp và cần thiết cho cơ thể.
  • Các chị em mang thai đang mắc bệnh tiểu đường, béo phì hay huyết áp thấp không nên ăn nhiều mít.
  • Những trường hợp bị dị ứng với mít hay bị rối loạn đông máu tuyệt đối nên tránh ăn mít bởi điều này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng thêm.

Như vậy, bên cạnh những mặt tích cực thì mít cũng có tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều và không điều độ. Bà bầu nên ăn mít đúng cách để bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé.

Rate this post